Tình trạng thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị lớn _ Jokaso
Hiện nay tình trạng ngập úng vào mùa mưa và ô nhiễm nước thải chưa được giải quyết triệt để. Tại một số đô thị lớn, thoát nước và xử lý nước thải không triệt để gây ô nhiễm trầm trọng. Thực hư vấn đề này như thế nào? Đâu là nguyên nhân gây khó khăn trong việc xử lý nước thải?
Tình trạng thoát nước mưa tại đô thị lớn đang là vấn đề nan giải
Mùa mưa đến là lúc dân cư tại các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM,…phải chịu tình trạng ngập úng. Nhiều tuyến đường bị ngập nghiêm trọng, gây tắc nghẽn giao thông và rất bất tiện cho dân cư xung quanh.
Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ hai lý do chính:
- Thứ nhất là điều kiện tự nhiên: thuỷ triều dâng cao, địa hình thấp, mưa lớn kéo dài,....
- Thứ hai là khả năng thoát nước của hệ thống tiêu thoát nước công cộng. Trên nhiều tuyến đường, hệ thống hố ga bị người dân đậy nhằm chống hôi, do khi thiết kế không có xi phông chứa nước cản mùi hôi hoặc có nhưng vào mùa khô, cạn nước nên mất tác dụng và hệ thống cống dọc bị bồi lấp làm giảm tiết diện, cống không thu và thoát kịp gây ngập nước mặt đường khi mưa lớn.
Mùa mưa đến là lúc dân cư tại các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM,…phải chịu tình trạng ngập úng
Khi tình trạng ngập úng vào mùa mưa càng nghiêm trọng thì đến mùa khô, môi trường càng bị ô nhiễm do mùi hôi, rác thải còn sót lại. Đa số cống thoát nước đều chứa nước mưa và nước thải sinh hoạt chung nên phát tán mùi hôi là điều không thể tránh khỏi.
Mặc dù đã có nhiều phương án nhưng cho đến nay, vấn đề thoát nước và xử lý nước thải tại đô thị vẫn chưa thể cải thiện nhiều. Để khắc phục, cần phải nghiên cứu, đầu tư công trình thoát nước hiệu quả. Ngoài ra phải xây dựng hệ thống cống thoát nước thải riêng, xử lý nước thải đúng cách để ngăn chặn mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường.
Tình trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại đô thị chưa được quan tâm
Thoát nước và xử lý nước thải là vấn đề lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Theo khảo sát của Viện Nước tưới tiêu và Môi trường ở một số địa phương, chỉ có khoảng 18% mạch nước ngầm có thể sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nhưng lượng xitrat, mangan, sắt, chì,…trong nước đều vượt các ngưỡng tiêu chuẩn. Điều này cho chúng ta thấy nguồn nước sạch đang bị đe dọa trầm trọng.
Và lý do lớn của vấn đề ô nhiễm chính là nước thải chưa qua xử lý. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ:
- Về công tác quản lý, đã có rất nhiều quy định, văn bản ban hành nhằm đề xuất phương án thoát nước và xử lý nước thải trong các khu dân cư. Nhưng đầu tư cơ sở hạ tầng còn chưa đồng đều, thiếu kinh phí xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nhiều khu vực vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng công suất không đáp ứng đủ nhu cầu.
- Cùng với đó là quá trình đô thị hóa tăng nhanh làm tăng hệ số mặt phủ, hạn chế khả năng thấm tự nhiên của nước mưa gây ngập úng. Lượng nước thải tăng nhưng không được xử lý phù hợp dẫn đến mức độ ô nhiễm tăng dần.
- Bên cạnh đó là một bộ phận người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của biện pháp thoát nước và xử lý nước thải. Hệ thống xử lý nước thải phức tạp, chi phí lớn cũng là trở ngại khi muốn đầu tư xây dựng.
Tình trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại đô thị chưa được quan tâm
Hậu quả của tình trạng ô nhiễm do nước thải là môi trường sống, nguồn nước sạch bị ảnh hưởng rất nhiều. Không chỉ vậy, ô nhiễm nước thải còn tác động đến cảnh quan, cây trồng, thuỷ sản,…Đây cũng là một nguyên nhân gây bệnh da liễu, ung thư, bệnh phụ khoa và các căn bệnh nguy hiểm khác vì vi khuẩn ẩn chứa trong nước bẩn.
Trước thực trạng hiện nay, để giảm thiểu ô nhiễm, chúng ta cần tìm được biện pháp thoát nước và xử lý nước thải tối ưu. Bảo vệ môi trường đồng thời tích cực bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Xem thêm