So sánh hai công nghệ xử lý nước thải MBBR và MBR

Công nghệ sinh học ứng dụng vào xử lý nước thải là một bước tiến trong lĩnh vực môi trường. Trong đó MBR/MBBR đều được quan tâm và sử dụng rộng rãi. Cả hai đều mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ tốt cho quá trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định. 
 

Khái niệm chung

MBR/MBBR là 2 công nghệ sinh học hiện đại được ứng dụng trong xử lý nước thải. Cụ thể:

  • MBR (Membrane Bio-Reactor)

Là công nghệ kết hợp 2 quá trình: phương pháp bùn hoạt tính và tách sinh khối vi sinh bằng màng trong cùng 1 bể. Công nghệ này dùng màng lọc để xử lý bùn hoạt tính, tách chất rắn lơ lửng, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh.

Bề sinh học MBR

Bề sinh học MBR

  • MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)

Là quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, cải tiến từ quá trình MBR (ngăn hiếu khí) trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh chuyển động trong nước. MBBR được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước thải y tế, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. 

So sánh những điểm khác biệt của 2 công nghệ MBR/MBBR 

MBR/MBBR vừa có những đặc trưng riêng, vừa có những điểm giống nhau. Trước tiên sự khác biệt của 2 công nghệ MBR/MBBR đó là:

 
MBR MBBR
Ưu điểm Tiết kiệm diện tích, mặt bằng, chi phí xây dựng Tiết kiệm diện tích hơn so với bể Aerotank. 
Chỉ cần tăng nồng độ bùn, diện tích màng lọc để tăng công suất xử lý. Phân bổ vi sinh đồng đều với mật độ cao hơn so với phương pháp bùn hoạt tính truyền thống. 
Không cần bể lắng lọc, khử trùng. Thông số BOD, COD trong nước sau xử lý thấp. 
Thông số BOD, COD trong nước sau khi xử lý thấp. Dễ dàng áp dụng cho các bể đang xử lý. 
Vận hành đơn giản, ít gặp sự cố. Khắc phục được nhược điểm: “Không có tính đồng nhất giữa các vùng xử lý trong một khâu dây chuyền xử lý”  trong công nghệ MBR.
Nhược điểm Chi phí đầu tư rất cao. Cần có hệ thống lắng, lọc sau khi xử lý bằng MBBR.
Màng lọc có thể bị nghẽn sau một thời gian sử dụng.  Khả năng bám dính của vi sinh vật còn phụ thuộc vào chất lượng giá thể.
Cần vệ sinh màng lọc định kỳ (6-12 tháng) bằng hoá chất. Sau một thời gian sử dụng, giá thể dễ bị vỡ, làm giảm hiệu quả xử lý. 
Kỹ thuật vận hành phức tạp. Chưa khắc phục được các nhược điểm của MBR.
Không có tính đồng nhất giữa các vùng xử lý trong một khâu dây chuyền xử lý  
Thải bùn WAS Lượng bùn WAS ít hơn MBBR Lượng bùn WAS ít hơn Aerotank truyền thống.

 

Bể MBBR xử lý nước thải

Bể MBBR xử lý nước thải

Ngoài những điểm khác biệt, 2 công nghệ MBR/MBBR giống nhau về: 

Nguyên lý xử lý: Cả 2 đều thực hiện khử photpho bằng phương pháp sinh học, với cơ chế như sau:

  • Nhiều loại vi khuẩn có khả năng dự trữ một lượng photpho như polyphospho trong tế bào (gọi là PAOs)
  • Trong điều kiện kỵ khí, PAOs này đã chuyển hóa từ sản phẩm lên men thành các sản phẩm dự trữ trong tế bào.
  • Trong điều kiện hiếu khí, năng lượng được sinh ra từ phản ứng oxi hóa những sản phẩm dự trữ và khi đó lượng photpho tích lũy trong tế bào tăng lên.
  • Việc thải bùn dư loại bỏ được lượng photpho hiện có trong nước.
  • Chất lượng nước sau khi xử lý sẽ phụ thuộc vào nồng độ photpho ban đầu có trong nước. Hiệu quả của cơ chế này sẽ giảm dần sau 2 năm đầu. Vậy nên cần vệ sinh, thay mới màng lọc/giá thể và thường xuyên rút bùn.

Tuổi thọ: MBR/MBBR có tuổi thọ tuỳ và chất lượng tuỳ vào công nghệ của nhà sản xuất, thông thường là 2 năm. 

Bổ sung vi sinh: Luôn cần bổ sung và duy trì một lượng vi sinh nhất định cho MBR/MBBR. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về 2 công nghệ MBR/MBBR. Dù còn nhiều điểm hạn chế, song việc ứng dụng MBR/MBBR vào xử lý nước thải cũng đã mang về kết quả tích cực hơn so với công nghệ bùn hoạt tính, công nghệ AAO trước đây. 
 


Tin tức liên quan

Lợi ích khi xử lý nước thải tại nguồn, có thể bạn chưa biết
Lợi ích khi xử lý nước thải tại nguồn, có thể bạn chưa biết

Nước thải là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Đã đến lúc cần có một phương án xử lý nước thải tối ưu để giảm thiểu ô nhiễm. Công nghệ xử lý nước thải tại nguồn đang làm rất tốt nhiệm vụ trên và mang lại nhiều lợi ích đáng kể.
 

BẰNG SÁNG CHẾ PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO BỂ PHỐT THÀNH BỂ XỬ LÝ TRỰC TIẾP NƯỚC THẢI TẠI NGUỒN
BẰNG SÁNG CHẾ PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO BỂ PHỐT THÀNH BỂ XỬ LÝ TRỰC TIẾP NƯỚC THẢI TẠI NGUỒN

Giải pháp hữu ích thuộc lĩnh vực xử lý nước thải. Cụ thể, giải pháp hữu ích đề cập đến phương pháp cải tạo bể phốt thành bể xử lý trực tiếp nước thải tại nguồn.

Tình trạng thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị lớn _ Jokaso
Tình trạng thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị lớn _ Jokaso

Hiện nay tình trạng ngập úng vào mùa mưa và ô nhiễm nước thải chưa được giải quyết triệt để. Tại một số đô thị lớn, thoát nước và xử lý nước thải không triệt để gây ô nhiễm trầm trọng. Thực hư vấn đề này như thế nào? Đâu là nguyên nhân gây khó khăn trong việc xử lý nước thải? 
 

BẰNG SÁNG CHẾ THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI JOKASO
BẰNG SÁNG CHẾ THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI JOKASO

Sáng chế thuộc lĩnh vực công nghệ môi trường. Cụ thể, sáng chế đề cập đến thiết bị xử lý nước thải có khả năng xử lý một cách triệt để các loại nước thải bị nhiễm các chất thải hữu cơ như các loại nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải từ các khu trại chăn nuôi, các khu giết mổ gia súc, gia cầm hoặc từ các nhà máy chế biến thực phẩm, hay tương tự.

Thông tin quan trọng về thiết bị xử lý nước thải Johkasou
Thông tin quan trọng về thiết bị xử lý nước thải Johkasou

Từ trước đến nay đã có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải được phát minh và cải tiến dần để đạt hiệu quả tốt nhất. Và bài toán xử lý nước thải đã có lời giải tối ưu nhờ công nghệ sinh học tiên tiến, được ứng dụng trên thiết bị Johkasou, mang lại kết quả đáng mong đợi.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Lời nói đầu

QCVN 14-MT:2015/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt biên soạn, sửa đổi QCVN 14:2008/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số  /2015/TT-BTNMT  ngày  tháng  năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Giải pháp nào cho ngành xử lí nước thải?
Giải pháp nào cho ngành xử lí nước thải?

 Ông Trương Văn Đàn cho biết: Quá trình nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ xử lý nước thải, cải tiến và phát triển các giải pháp công nghệ vi sinh phù hợp với môi trường Việt Nam. Sản phẩm đã thích ứng với việc chống chịu úng lụt do triều cường hoặc mưa bão, hợp với các công trình nhà cao tầng, bệnh viện…  Nhà sáng chế Trương Văn Đàn đã thành công trong việc chế tạo ra công nghệ xử lý môi trường tối ưu nhất Việt Nam

BẰNG SÁNG CHẾ ĐỘC QUYỀN THIẾT BỊ TIÊU NĂNG
BẰNG SÁNG CHẾ ĐỘC QUYỀN "THIẾT BỊ TIÊU NĂNG"

Sáng chế thuộc lĩnh vực thoát nước và môi trường. Cụ thể, sáng chế đề cập đến thiết bị tiêu năng có khả năng triệt tiêu năng lượng từ nước thải từ đổ xuống từ các tòa nhà cao tầng theo đường ống thẳng đứng đến đất mà không gây tiếng ồn, không phá huỷ và gây tắc đường ống, an toàn cho người và công trình, tăng tuổi thọ của hệ thống đường ống thoát nước của tòa nhà.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng