1. Tại sao trong sơ đồ dây chuyển Công nghệ xử lý nước thải (theo bằng sáng chế 19328) không sử dụng bể phốt và bể tách mỡ? Trả lời ...
Công nghệ cũ là công nghệ phân hủy: theo tính toán thì thời gian ngâm nước thải trong bể phân hủy (Bể Phốt) từ 48 đến 72 giờ. Nó không sử dụng đệm vi sinh. Công nghệ của chúng tôi (theo bằng sáng chế 19328) là công nghệ sinh hủy nên: + Chất thải cần đi vào trực tiếp bể xử lý nước thải mà không dùng đến bể phốt. Vi sinh được phát triển rất mạnh và đồng đều trong nước nhờ đệm vi sinh để phân bổ. + Công nghệ sinh hủy không cần tách mỡ. Nó coi mỡ chỉ là một chất thải sinh hoạt thông thường
2. Thiếu pha “lắng” của quá trình xử lý: như vậy độ đục, TSS đầu ra có đạt được QCVN cho phép không? Trả lời ...
Quá trình hình thành bùn hữu cơ sẽ tạo ra đục nước. Ở đây, công nghệ của Vandan Group không sử dụng phương pháp lắng mà sử dụng vi sinh tự nhiên để sinh hủy lượng bùn này. Do đó, nước sau xử lý không còn bùn thải hữu cơ. Việc lập ngăn làm tăng dung tích bể, nếu chủ đầu tư không muốn tái sử dụng nước thải.
3. Mùi: Đặc trưng của hệ thống XLNT là phát sinh mùi, vì vậy cần có hệ thống xử lý mùi trước khi thoát vào hệ thống thoát khí chung của tòa nhà. Tại sao trong hệ thống không có phần Xử lý mùi? Trả lời ...
Mùi là các Axit hữu cơ và môt số cacbon hydro gây lên trong quá trình phân hủy. Do chúng tôi không để nước thải bị phân hủy nên không cần hệ thống xử lý mùi thường xuyên. Trong trường hợp sự cố, hệ thống xử lý sẽ trở thành bể phốt thông thường nên sẽ sinh mùi. Chúng tôi ghi nhận làm thêm hệ thống khử mùi đề phòng khi sự cố.
4. Bể điều hòa kết hợp phân hủy yếm khí chưa tính toán chi tiết kích thước, thời gian lưu và không có giải pháp kỹ thuật để điều hòa lưu lượng, không có giải pháp cắt đỉnh lưu lượng Qmax và Mmin do tính chất xả thải không liên tục của nguồn thải từ các căn hộ, chung cư, văn phòng. Điều này có đảm bảo được độ an toàn cho hệ vi sinh không? Trả lời …
Trong công nghệ của chúng tôi không sử dụng bể điều hòa vì cần có các giai đoạn cao tải và ít tải để vi sinh thiếu “thức ăn” và tự sinh hủy lẫn nhau để triệt tiêu bùn sinh học.
5. Váng, rác, bùn, phân: hiện tại đông đặc kín tại bể điều hòa? Bể điều hòa có thời gian lưu nước 3 giờ không đủ để có thể thay thế bể tự hoại? Trả lời ...
Theo giải pháp công nghệ này, hệ thống xử lý nước thải không sử dụng bể điều hòa và vị trí kiểm tra có nhiều váng, rác, bùn phân là ngăn thu, tách rác của bể xử lý nước thải. Tại thời điểm kiểm tra, có nhiều váng, bùn, phân là do đang trong giai đoạn kích hoạt sinh học và váng, bùn phân sẽ tan hết trong quy trình vận hành tiếp theo. Cụ thể: + Váng nổi trên bề mặt chính là vi sinh hoạt động bề mặt và có lẫn phân tươi. Vi sinh này sẽ bị vi sinh trong vùng đệm tiêu hủy. Ban đầu lượng vi sinh trong vùng đệm chưa đủ lớn nên nó còn tồn tại. Sau khi lượng vi sinh đủ lớn thì lượng váng bùn nổi này sẽ bị tiêu hủy và luôn còn tồn dư một lượng nhất định và luôn ổn định với lượng tồn dư đó. + Rác tồn tại khi kiểm tra là do quá trình thi công còn sót lại, Chủ dự án đã yêu cầu Nhà thầu dọn sạch. Vì công nghệ xử lý nước thải đang áp dụng không sử dụng bể điều hòa nên việc đề cập đến thời gian lưu nước 3 giờ tại bể điều hòa là không cần thiết.
6. Bể hiếu khí: Chưa tính toán lưu lượng máy cấp khí tối ưu do sử dụng công nghệ phân hủy trực tiếp nước thải, phân thải không qua bể phốt nên lưu lượng khí cấp cho bể hiếu khí yêu cầu lưu lượng cao hơn so với công nghệ thông thường sau khi qua bể phốt. Vậy lượng không khí cấp cho bể theo tính toán có phù hơp không? Trả lời ...
Bể cấp khí của công nghệ này nhằm cấp bổ sung CO2 bằng Oxy cho quá trình tổ hợp và quá trình sinh hủy. Lượng Oxy cần thiết chính là lượng BOD cần thiết cho quá trình hoạt động sinh học. Nó khác và nhỏ hơn công nghệ cũ vì quá trình tổ hợp nhỏ hơn rất nhiều (khoảng 20%) so với công nghệ cũ.
7. Hệ thống thiết kế không có quy trình phân hủy thiếu khí để xử lý Nito -> Tổng nitơ đầu ra có đạt QCVN không? Quá trình khử Photpho được thực hiện tại bể điều hòa + yếm khí bằng quá trình tuần hoàn bùn từ bể hiếu khí về bể điều hòa dẫn đến nồng độ photpho tích lũy trong bể cao -> Tổng Phopho đầu ra có đạt QCVN không? Trả lời ...
Chúng tôi không sử dụng quy trình: yếm khí, thiếu khí, hiếu khí, lắng lọc, khử trùng theo công nghệ cũ. Việc sinh hủy các chất hữu cơ để sinh khí tự nhiên trong không khí theo quy trình Sinh hủy – Tái tổ hợp – Sinh hủy. Nó không oxy hóa Amoniac, khử Nitorat và Phốt phát như công nghệ cũ.
8. Ngăn tự dưỡng, có máy thổi khí cấp vào, không có đĩa phân phối khí, có đảm bảo cấp khí cho ngăn hiếu khí không? Trả lời ....
Chúng tôi đã sử dụng đĩa phân phối khí và ống phân phối khí. Nhưng theo nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy nó không hiệu quả bằng ống đục lỗ. Vấn đề này được Nhật Bản sử dụng rất thành công trong các Jokaso của họ. Chúng tôi kế thừa và áp dụng thành công vào giải pháp công nghệ này.
9. Nước thải từ ngăn tự dưỡng chảy sang ngăn thu nước sạch=> không có bể lắng để tách bùn (thiết kế không có cơ chế tách bùn) nên sau xử lý có đạt yêu cầu không? Không có bơm bùn dư, không có bể chứa bùn dư => rất khó khăn trong quá vận hành và kiểm soát? Trả lời ...
Vấn đề bùn thải trong nước được xử lý, chúng tôi không sử dụng bùn hoạt tÍnh mà dùng tích khối sinh học trong đệm vi sinh nên không cần tách lọc. Không cần bơm bùn dư cũng như ngăn chứa bùn dư vì không có bùn dư.
10. Hệ thống xử lý nước thải thiếu bể tự hoại, bể tách mỡ, tách rác? Hệ thống hiện tại khó có thể đảm bảo xử lý an toàn nguồn nước thải đầu vào là hỗn hợp nước thải đen, xám? Trả lời ...
Theo bằng độc quyền sáng chế số 19328, hệ thống xử lý nước thải không cần có hệ thống xử lý sơ bộ (bể tách mỡ, bể tự hoại) và không cần có bể điều hòa (Trích dẫn trang 22 mục “Hiệu quả đạt được của sáng chế”).
11. Hệ thống cấp khí cho các bể hiếu khí không có khả năng ngăn ngừa sự cố tắc do bùn chảy ngược vào thời điểm tạm dừng hoạt động? Trả lời ...
Hệ thống phân phối khí được kế thừa từ hệ thống phân phối khí của thiết bị xử lý nước thải Nhật Bản – JOKASO (JOHKASOU). Chúng tôi khẳng định rằng sẽ không có sự cố bị tắc nghẽn trong bất kỳ điều kiện nào do: Bùn sinh học trong nước có kích thước nanomet (nm) nên khi bùn theo nước chui vào đường ống phân phối khí, khi cấp khí trở lại bùn sẽ bị khí đẩy ra dễ dàng vì ống phân phối khí có lỗ thoát khí có đường kính từ 2mm đến 3mm
12. Không có van một chiều tại chân các ống đứng của hệ thống cấp khí? Trả lời ...
Thông thường, van một chiều tại chân các ống đứng của các ống cấp khí có tác dụng ngăn ngừa bùn theo nước chui vào ống phân phối khí và có thể làm tắc nghẽn ống phân phối khí khi lỗ phân phối khí quá hẹp so với kích thước của bùn sinh học. Tuy nhiên, trong công nghệ này không cần dùng van một chiều ở chân các ống đứng cấp khí xuống ống phân phối khí vì bùn sinh học có kích thước nanomet trong khi lỗ cấp khí có đường kính từ 2 mm đến 3 mm nên bùn sẽ bị khí đẩy ra dễ dàng khi máy thổi khí hoạt động trở lại.
13. Chưa lắp đặt hệ thống xử lý mùi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án? Trả lời ...
Công nghệ xử lý nước thải theo Bằng độc quyền sáng chế số 19328 này ít phát sinh mùi khó chịu trong quá trình vận hành xử lý. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến Chủ dự án sẽ cho lắp đặt bổ sung than hoạt tính để xử lý mùi.