Nhà sáng chế Trương Văn Đàn, vì môi trường xanh hơn
Vấn đề ô nhiễm do thoát nước và xử lý nước thải kém hiệu quả là một bài toán lớn. Kỹ sư Trương Văn Đàn đã dành nhiều năm nghiên cứu để tìm giải pháp tối ưu nhất. Và ông chính là một trong những người đầu tiên mang công nghệ áp dụng vào kỹ thuật môi trường.
Giới thiệu về nhà sáng chế Trương Văn Đàn
Kỹ sư Trương Văn Đàn là người có những nghiên cứu tiên phong trong công nghệ xử lý môi trường. Ông sinh năm 1966 tại Ba Vì, Hà Nội, tốt nghiệp khoa Kỹ sư hệ thống điện – Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1991. Từ đó đến nay, ông đã tích cực tham gia nghiên cứu về sinh học môi trường và đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực này.
Nhà sáng chế Trương Văn Đàn đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các tổ chức như:
- Công tác tại công ty xây dựng Quyết Thắng thuộc Hội Cựu chiến binh Việt Nam đến năm 2001;
- Từ năm 2001 đến năm 2005: Chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Bắc Việt;
- Từ năm 2005 đến năm 2015: Chủ tịch doanh nghiệp KHCN - Công ty Cổ phần Môi trường Xanh và Xanh, giám đốc xí nghiệp điện nước và hạ tầng Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm.
- Từ năm 2015 đến tháng 9/2019: Chủ tịch kiêm tổng giám đốc doanh nghiệp KHCN - Công ty Cổ phần Môi trường Xanh & Xanh, Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên VDAN.
Giới thiệu về nhà sáng chế Trương Văn Đàn
Những công trình tiêu biểu
Trong suốt thời gian nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực môi trường, ông Trương Văn Đàn đã có rất nhiều thành tựu được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá cao. Nổi bật nhất đó là các sáng chế áp dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải.
Một số công trình tiêu biểu trong sự nghiệp của ông đến thời điểm hiện tại:
- Tác giả của các sản phẩm KHCN được cấp bản quyền sáng chế số 10272, 13929, 14325, 19328; bản quyền giải pháp hữu ích số 1071, 1250.
- Giải nhì sáng chế Quốc tế (WIPO, KIPO, NOIP đồng tổ chức) vào năm 2014.
- Được WIPO lựa chọn là một trong 65 sản phẩm (trong lĩnh vực môi trường và năng lượng) xuất sắc nhất toàn cầu được triển lãm tại WIPO GREEN - UNDP "Hội nghị thượng đỉnh môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu - COP21" tại Paris.
- Sáng chế “Thiết bị xử lý nước thải và hệ thống thu gom và xử lý nước thải kết hợp thoát nước mưa” đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới – WIPO công bố bản quyền Quốc tế số PCT/VN2016 - 000005. Sáng chế đã được đăng ký tại nhiều quốc gia phát triển: Mỹ, Châu u, Nhật Bản, Australia và Canada.
- Năm 2016 được Liên hợp quốc UNDP lựa chọn và tài trợ 100% kinh phí để tham gia hội nghị phát triển vùng 3/2016 tại MANILA PHILIPIN để đào tạo phương thức chuyển giao công nghệ. Hoàn thiện hồ sơ bộ sản phẩm KHCN để đăng ký bản quyền trong nước và Quốc tế.
- Là tác giả bản quyền sáng chế số 19328: “Thiết bị xử lý nước thải và hệ thống thu gom xử lý nước thải kết hợp thoát nước mưa”; đăng ký bản quyền Quốc tế số PCT/VN2016 - 000005. Sáng chế đã được Australia, Nhật Bản cấp bằng bảo hộ độc quyền.
Tầm nhìn cho một tương lai vì môi trường xanh hơn
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm gia tăng ô nhiễm, nhất là ô nhiễm nguồn nước. Tình trạng ô nhiễm ngày một trầm trọng đã đe doạ môi trường sống và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người.
Để khắc phục vấn đề ô nhiễm do nước thải gây ra, tại Việt Nam đã có không ít các công trình nghiên cứu. Nhưng hầu như chưa thật sự hiệu quả vì các lý do: chưa đáp ứng nhu cầu xử lý lượng nước thải lớn, kinh phí tốn kém, vận hành phức tạp,…
Đứng trước thách thức ô nhiễm môi trường hiện nay, đồng thời với mong muốn cống hiến giải pháp hồi phục môi trường, kỹ sư Trương Văn Đàn đã mang đến giải pháp mới: áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến vào xử lý nước thải. Công nghệ đã đáp ứng được điều kiện tiêu chuẩn hiện tại và bền vững theo thời gian, có khả năng tái sử dụng tối đa nguồn nước sạch. Quan trọng hơn là đã tối ưu chi phí và công sức vận hành, cân bằng giữa hiệu quả kỹ thuật và lợi ích kinh tế.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý môi trường là một mục tiêu dài hạn. Đây cũng là sứ mệnh mà nhà sáng chế Trương Văn Đàn cùng VanDan Group đang cố gắng thực hiện. Hy vọng trong tương lai vấn đề ô nhiễm nước thải tại Việt Nam sẽ từng bước được giải quyết.
Xem thêm