QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Lời nói đầu

QCVN 14-MT:2015/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt biên soạn, sửa đổi QCVN 14:2008/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số  /2015/TT-BTNMT  ngày  tháng  năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.


 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

National technical regulation on domestic wastewater

  1. QUY ĐỊNH CHUNG

    1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.

    1. Đối tƣợng áp dụng
      1. Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị. Mọi tổ chức, nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này.
      2. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ cơ sở sản xuất kinh doanh hòa chung với nước thải công nghiệp áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
      3. Nước thải sinh hoạt xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
      4. Không áp dụng quy chuẩn này đối với các hộ gia đình, các nguồn thải nước thải sinh hoạt nhỏ hơn 05 (năm) mét khối/ ngày đêm (m3/24h).
    2. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

      1. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh các nhân.
      2. Nước thải đô thị là nước thải phát sịnh từ các đô thị.
      3. Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.

QCVN 14-MT:2015/BTNMT

      1. Phân loại đô thị theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.
  1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
    1. Cơ sở có lượng nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị lớn hn hoặc bằng 05 (năm) mét khối/ ngày đêm (m3/24h) đến 1500 (một nghìn năm trăm) mét khối/ ngày đêm (m3/24h)
      1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả ra nguồn nước có dòng chảy tự nhiên (là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch) được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1: Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị tối đa cho phép

A

B1

B2

B1

B2

1

pH

-

6-9

6-9

6-9

6-9

6-9

2

BOD5

mg/l

30

60

70

85

100

3

COD

mg/l

75

175

200

225

250

4

Tổng chất rắn lơ lửng

mg/l

50

125

150

175

200

5

Tổng Nitơ (tính theo N)

mg/l

30

50

60

70

80

Phốt pho (tính theo P)

mg/l

6

8

10

12

15

6

Tổng Coliform

MPN

hoặc CFU

/100 ml

5000

10000

10000

10000

10000

Trong đó:

Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

QCVN 14-MT:2015/BTNMT

Cột B1 Bảng 1 quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt của cơ sở có lưu lượng thải lớn hơn hoặc bằng 500 (năm trăm) mét khối/ngày đêm (m3/24h) đến 1500 (một nghìn năm trăm) mét khối/ngày đêm (m3/24h);

Cột B2 Bảng 1 quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt của cơ sở có lưu lượng thải lớn hơn hoặc bằng 200 (hai trăm) mét khối/ngày đêm (m3/24h) đến 500 (năm trăm) mét khối/ngày đêm (m3/24h);

Cột B3 Bảng 1 quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt của cơ sở có lưu lượng thải lớn hơn hoặc bằng 50 (năm mươi) mét khối/ngày đêm (m3/24h) đến 200 (hai trăm) mét khối/ngày đêm (m3/24h).

Cột B4 Bảng 1 quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt của sở có lưu lượng thải lớn hơn hoặc bằng 05 (năm) mét khối/ngày đêm (m3/24h) đến   50 (năm mươi) mét khối/ngày đêm (m3/24h).

Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.

      1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn nước tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định bằng giá trị tại Bảng 1 nhân với hệ số 0,8.
      2. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có trạm xử lý nước thải tập trung quy định tại Cột B1; Cột B2; Cột B3; Cột B4 Bảng 1 tương ứng với lưu lượng thải.

QCVN 14-MT:2015/BTNMT

      1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển quy định tại Cột B1; Cột B2; Cột B3; Cột B4 Bảng 1 tương ứng với lưu lượng thải.
      2. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước bằng giá trị quy định tại Cột B1; Cột B2; Cột B3; Cột B4 Bảng 1 tương ứng với lưu lượng thải nhân với hệ số 1,3.
    1. Cơ sở có lƣợng nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải đô thị lớn hơn hoặc bằng 1500 (một nghìn năm trăm) mét khối/ ngày đêm (m3/24h)
      1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:

Trong đó:

Cmax = C x Kq x Kf

  • Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
  • C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị quy định tại mục 2.2.2;
  • Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ.
  • Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Không áp dụng hệ số Kq và Kf đối với thông số: pH, Coliforms.
      1. Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị

Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị được quy định tại Bảng 2.

QCVN 14-MT:2015/BTNMT

Bảng 2: Giá trị C để làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải đô thị

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A

B

1

pH

-

5 - 9

5 - 9

2

BOD5 (20 0C)

mg/l

30

50

3

COD

mg/l

75

150

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

5

Tổng Nitơ (tính theo N)

mg/l

20

40

6

Tổng Phốt pho ( tính theo P)

mg/l

4

6

7

Tổng các chất hoạt động bề mặt

mg/l

5

10

8

Tổng dầu mỡ

mg/l

10

20

9

Cadimi

mg/l

0,05

0,1

10

Crom (VI)

mg/l

0,05

0,1

11

Tổng Coliforms

MPN

hoặc CFU

/100 ml

3000

5000

Cột A Bảng 2 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

Cột B Bảng 2 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.

      1. Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải Kq

QCVN 14-MT:2015/BTNMT

        1. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số Kq ứng với lƣu lƣợng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nƣớc thải

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)

3

Đơn vị tính: mét khối/giây (m /s)

Hệ số Kq

Q £ 50

0,9

50 < Q £ 200

1

200 < Q £ 500

1,1

Q > 500

1,2

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).

        1. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 4 dưới đây:

Bảng 4: Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nƣớc thải

Dung tích nguồn tiếp nhận nƣớc thải (V)

Đơn vị tính: mét khối (m3)

Hệ số Kq

V ≤ 10 x 106

0,6

10 x 106 < V ≤ 100 x 106

0,8

V > 100 x 106

1,0

V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).

        1. Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng giá trị hệ số Kq

= 0,9; nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,6.

        1. Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển.

QCVN 14-MT:2015/BTNMT

Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng giá trị hệ số Kq = 1.

Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,3.

      1. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf

Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 6 dưới đây:

Bảng 6: Hệ số lƣu lƣợng nguồn thải Kf

Lưu lượng nguồn thải (F)

Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h)

Hệ số Kf

1500 ≤ F ≤ 5000

1,1

5000< F ≤ 15.000

1,0

F > 15.000

0,9

Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc Giấy xác nhận việc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Khi lưu lượng nguồn thải F thay đổi, không còn phù hợp với giá trị hệ số Kf đang áp dụng, phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh hệ số Kf.

  1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

    1. Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị thực hiện theo các tiêu chuẩn sau đây:

TT

Thông số

Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn

1

Lấy mẫu

- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng

nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;

- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng

QCVN 14-MT:2015/BTNMT

nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;

- TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10: 1992) - Chất lượng

nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

2

pH

- TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước -

Xác định pH.

3

BOD5 (20oC)

- TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng

nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;

- TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng

nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng;

- SMEWW 5210 B – Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định BOD.

4

COD

- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước -

Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD);

- SMEWW 5220 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định COD.

5

Tổng chất rắn lơ lửng

- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước -

Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;

- SMEWW 2540 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định chất rắn lơ lửng.

6

Tổng nitơ (N)

  • TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
  • SMEWW 4500-N.C - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định nitơ

7

Tổng Phốt pho

  • TCVN 6202:2008 – Chất lượng nước – Xác định phốt pho – Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat
  • SMEWW 4500-P.B&D - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định phốt pho

8

Tổng dầu,

- TCVN 7875;2008 Nước – Xác định dầu và mỡ - Phương

QCVN 14-MT:2015/BTNMT

mỡ

pháp chiếu hồng ngoại

- SMEWW 5520 C - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định dầu và mỡ

9

Crom (VI)

  • TCVN 6658:2000 Chất lượng nước – Xác định crom hóa trị sáu – Phương pháp đo phổ dùng 1,5 – diphenylcacbazid;

- TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007) Chất lượng

nước- Xác định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang Plasma cặp cảm ứng (ICP-OES);

  • APHA 3500-Cr.B - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định crôm.

10

Cadimi (Cd)

  • TCVN 6197:2008 Chất lượng nước. Xác định cadimi bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử;

- EPA 6010B;

  • SMEWW 3500-Cd;

- SMEWW 3113B:2012

Chất       hoạt động bề mặt

- TCVN 6336:1998 (ASTM D 2330 -:1988) Chất lượng

nước - Phương pháp thử chất hoạt động bề mặt bằng metylen xanh;

- TCVN 6622:2000 Chất lượng nước - Xác định chất hoạt động bề mặt – Phần 1: xác định chất hoạt động bề mặt anion bằng phương pháp đo phổ metylen xanh

11

Tổng Coliforms

  • TCVN 6187-1:2009 Chất lượng nước – Phát hiện và đếm escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 1: Phương pháp lọc màng;
  • TCVN 6187-2:1996 Chất lượng nước – Phát hiện và đếm escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 2: Phương pháp nhiều ống (có xác suất cao nhất;

- SMEWW 9222B:2012

    1. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.1.

QCVN 14-MT:2015/BTNMT

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
    2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
    3. Trường hợp các tiêu chuẩn về phương pháp phân tích viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.

Tin tức liên quan

Báo chí nói về chúng tôi: Làm gì để thương mại hóa công nghệ xử lý rác công nghệ cao?
Báo chí nói về chúng tôi: Làm gì để thương mại hóa công nghệ xử lý rác công nghệ cao?

Thiết bị xử lý nước thải công nghệ Nhật Bản do kỹ Trương Văn Đàn, Công ty môi trường Xanh và Xanh sáng chế. Đây là công nghệ xử lý nước thải tại nguồn được phát triển từ công nghệ xử lý Jokaso Nhật Bản được kế thừa các tính ưu việt của công nghệ Nhật Bản rất thuận tiện trong quá trình lắp đặt và vận hành, tốn ít diện tích.
Mô tả cách thức vận hành thiết bị xử lý nước thải Jokaso
Mô tả cách thức vận hành thiết bị xử lý nước thải Jokaso

Bằng phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học vào môi trường, Công ty Jokaso Việt Nam đã sản xuất nhiều thiết bị hữu ích, trong đó phải kể đến Jokaso. Jokaso có thể xử lý các nguồn thải có khả năng sinh hủy như: Nước thải y tế, sinh hoạt; nước thải từ nhà máy chế biến, nước thải chăn nuôi,…  
BẰNG SÁNG CHẾ PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO BỂ PHỐT THÀNH BỂ XỬ LÝ TRỰC TIẾP NƯỚC THẢI TẠI NGUỒN
BẰNG SÁNG CHẾ PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO BỂ PHỐT THÀNH BỂ XỬ LÝ TRỰC TIẾP NƯỚC THẢI TẠI NGUỒN

Giải pháp hữu ích thuộc lĩnh vực xử lý nước thải. Cụ thể, giải pháp hữu ích đề cập đến phương pháp cải tạo bể phốt thành bể xử lý trực tiếp nước thải tại nguồn.
So sánh công nghệ xử lý nước thải cũ và mới
So sánh công nghệ xử lý nước thải cũ và mới

Hệ thống xử lý nước thải cồng kềnh nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu xử lý và tái tạo nguồn nước. Công nghệ sinh học xử lý nước thải đã ra đời với hy vọng sẽ khắc phục được nhược điểm này. Cùng so sánh hai công nghệ cũ và mới để tìm được giải pháp hiệu quả hơn.   
Tình trạng thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị lớn _ Jokaso
Tình trạng thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị lớn _ Jokaso

Hiện nay tình trạng ngập úng vào mùa mưa và ô nhiễm nước thải chưa được giải quyết triệt để. Tại một số đô thị lớn, thoát nước và xử lý nước thải không triệt để gây ô nhiễm trầm trọng. Thực hư vấn đề này như thế nào? Đâu là nguyên nhân gây khó khăn trong việc xử lý nước thải?   
So sánh hai công nghệ xử lý nước thải MBBR và MBR
So sánh hai công nghệ xử lý nước thải MBBR và MBR

Công nghệ sinh học ứng dụng vào xử lý nước thải là một bước tiến trong lĩnh vực môi trường. Trong đó MBR/MBBR đều được quan tâm và sử dụng rộng rãi. Cả hai đều mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ tốt cho quá trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định.   
Xử lý nước thải dân sinh như thế nào?
Xử lý nước thải dân sinh như thế nào?

Theo chuyên gia Trương Văn Đàn - Chủ tịch Công ty CP Môi trường Xanh&Xanh (MGB), một người từng đăng ký thành công nhiều bằng sáng chế về xử lý nước thải, đã đến lúc thành phố Hà Nội cũng như các chủ đầu tư dự án dân sinh như chung cư, khu đô thị cần áp dụng tốt hơn khoa học công nghệ vào công tác quản lý môi trường.
Bài toán xử lý nước thải đã tìm ra lời giải phù hợp nhất
Bài toán xử lý nước thải đã tìm ra lời giải phù hợp nhất

Ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thải là một hướng đi tích cực để sớm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam. Không chỉ mang lại kết quả đạt chuẩn, đây còn là một phương án tiết kiệm chi phí hiệu quả cho hộ gia đình, nhà máy, xưởng sản xuất,…  

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng