Thiết bị xử lý nước thải tại nguồn - JOKASO VIETNAM


Các nguồn thải (xí, tiểu, tắm rửa, giặt, nhà bếp,...) được thu gom chung một trục, đi vào thiết bị xử lý mà không cần xử lý sơ bộ bằng bể phốt và bể tách mỡ. Nước thải sau xử lý đạt chuẩn A, quy chuẩn xả thải hiện hành.

Thiết bj xử lý nước thải tại nguồn mang nhãn hiệu JOKASO VIETNAM sau đây được gọi tắt là JOKASO VIETNAM. Cấu tạo JOKASO VIETNAM bao gồm: 01 máy thổi khí và 01 bể sinh học. 

 


Còn hàng

Mô tả chi tiết sản phẩm

 

JOKASO VIETNAM được cấu thành bởi một máy thổi khí và một bể sinh học theo hình ảnh sau đây:

Hình 1

Theo các Hình 1a và 1b, thiết bị xử lý nước thải hoạt động dựa trên nguyên lý công nghệ theo quy trình: Sinh huỷ - Tái tổ hợp – Sinh huỷ có kết cấu bao gồm: 

 

 

- Vỏ bể sinh học 1.1 được làm bằng các loại vật liệu thông thường, chẳng hạn như thép không gỉ hay các vật liệu nhựa ký hiệu FRP hoặc nhựa có ký hiệu PDCPD.

Vỏ 1.1 này gồm 2 nửa úp vào nhau, trong đó mỗi nửa thiết bị được đúc liền hoặc được ghép nối từ các tấm dạng mô-đun chế tạo sẵn, nhờ đó có thể lắp ráp thành các thiết bị xử lý có kích thước tuỳ ý. Các tấm dạng mô-đun này có gân chịu lực và được sản xuất định hình trên dây chuyền công nghiệp hoặc thủ công. Bể xử lý có các nắp đậy để mở ra thăm xem bên trong giống như các nắp hố ga thông thường.

- Bên trong vỏ 1.1 được chia thành hai khoang 1.2 và 1.3 được ngăn cách bởi vách ngăn 1.4.

Khoang 1.2 chứa môi trường sinh học thích hợp cho các vi sinh dị dưỡng phát triển, khoang 1.2 này được phân chia thành 3 vùng, theo thứ tự từ trên xuống dưới, gồm:

Trên cùng là vùng V1 không chứa giá thể cho vi sinh làm tổ, tại đây có buồng trộn A để tiếp nhận nước thải và nước sạch, trộn với nhau để hòa loãng nước thải trước khi xử lý.

Việc tích tụ rác tại vùng V1 có thể gây hậu quả các vi sinh vật bám vào, phát triển thành khối tích sinh học không mong muốn, lâu dần sẽ cản trở quá trình lưu thông và xử lý nước thải. Để khắc phục tình trạng này, phía trên vùng V1 được bố trí hệ thống phun nước sạch R để rửa sạch rác, phá vỡ màng vi sinh hình thành trên rác, ngăn cản không cho phát triển thành khối tích sinh học.

Tiếp theo là vùng V2 chứa các giá thể 1.6 cho vi sinh làm tổ (được gọi là giá thể sinh học) và hệ khung đỡ 1.7 để định vị các tấm giá thể. Các giá thể sinh học 1.6 được bố trí bên trên hệ khung đỡ 1.7, hệ khung đỡ 1.7 này cũng chính là hệ ống dẫn không khí từ máy nén không khí để dùng khi sục rửa bùn cho các giá thể sinh học 1.6 ở khoang 1.2 (thông qua van K4) nhờ các miệng thổi được tạo ra ở phần dưới cùng của hệ khung đỡ 1.7.

Dưới cùng của khoang 1.2 là vùng V3 (không chứa giá thể cho vi sinh làm tổ), nơi tiếp nhận bùn lắng vô cơ và có một phần bùn hữu cơ. 

Ống đứng 1.8 được bố trí xuyên qua các giá thể sinh học 1.6 ở vùng V2, có đầu dưới thông với vùng V3, đầu trên cao hơn so với ống nạp nước vào sao cho nước ở vùng V1 không tràn trực tiếp vào ống 1.8 khi thiết bị làm việc ở chế độ bình thường.

Ống ngang 1.9 được nối thông vào ống 1.8 tại vị trí cao hơn so với vùng V2, đi xuyên qua vách ngăn 1.4 và đi sang khoang 1.3, trên ống 1.9 này có van K1 để điều chỉnh lưu lượng nước thải chảy từ khoang 1.2 sang khoang 1.3 theo yêu cầu.

Ống dẫn nước tự tràn (ống tràn) 1.10, ống tràn 1.10 có vị trị cao hơn ống 1.9 và cũng được nối thông với ống đứng 1.8 và có độ cao ở mức gần bằng độ cao của ống nạp nước thải. Ống tràn 1.10 cũng xuyên qua vách ngăn 1.4 sang khoang 1.3 để nước thải từ khoang 1.2 chảy tràn sang khoang 1.3 trong trường hợp lượng nước thải nạp vào quá lớn.

  Cấu tạo của khoang 1.3, khoang thực hiện quá trình tái tổ hợp, sinh hủy như sau:

Trong khoang 1.3: Tại vùng V4 được bố trí các giá thể sinh học 1.6 giống như vùng V2 trong khoang 1.2. Các giá thể sinh học 1.6 được bố trí bên trên hệ khung đỡ 1.7, hệ khung đỡ 1.7 này cũng chính là hệ ống tiếp nhận không khí từ máy nén không khí để cung cấp cho các giá thể vi sinh 1.6 ở khoang 1.3 (thông qua các van K5 và K6) nhờ các miệng thổi được tạo ra ở phần dưới cùng của hệ khung đỡ 1.7 sao cho không khí đi ngược từ dưới lên trên (đâm xuyên qua các giá thể chứa vi sinh dạng tấm này), trong khi nước đi xuôi từ trên xuống dưới. Tại vùng V5 được để trống, không bố trí các giá thể sinh học 1.6 giống vùng V3 khoang 1.2, đây là khoảng không gian trống để chứa nước sau khi đã xử lý và cũng đồng thời là nơi lắng cặn rắn trong nước.

 Một ống đứng 1.14 để thu nước từ vùng V5 và tham gia truyền dẫn nước ra khỏi khoang 1.3. Ống 1.14 từ vùng V5 đi xuyên qua các giá thể sinh học tại vùng V4, có đầu dưới thông với vùng V5, đầu trên có độ cao tương tự như đầu trên của ống 1.8. Ống đứng 1.14 này được nối thông với buồng xả B nhờ ống ngang 1.15, ống 1.15 có van một chiều K2 để xả nước sạch đã được xử lý ra ngoài qua buồng trộn B, trong đó van một chiều K2 chỉ cho phép nước chảy theo chiều từ ống đứng 1.14 đến buồng xả B và ngăn không cho dòng nước từ buồng xả B chảy ngược vào khoang 1.3.

Ống 1.16 nối thông ống đứng 1.14 với buồng xả B ở độ cao như đối với ống xả tràn 1.10 và nằm phía trên ống 1,15. Ống 1.16 có tác dụng để nước từ ống đứng 1.14 chảy tràn sang buồng xả B trong trường hợp lượng nước thải nạp vào quá lớn.

Ống an toàn sinh học 1.11 được nối thông từ ống đứng 1.8 đến buồng xả B ở vị trí thấp hơn các ống ngang 1.9 và 1.15 để xả nước trực tiếp từ ống đứng 1.8 qua buồng xả B ra ngoài (Hình 1a). Việc xả nước trực tiếp này được thực hiện nhờ mở van K3 khi có sự cố xảy ra (như mất điện, hỏng máy nén không khí,…), bỏ qua việc xử lý trong khoang 1.3, để bảo vệ các vi sinh vật trong khoang 1.3 không bị chết do nồng độ của nước thải vượt quá mức cho phép vì không được pha loãng và không được cung cấp không khí.

Máy bơm nước hút nước sau khi đã xử lý sạch và bùn lắng ở vùng V5, truyền dẫn về buồng trộn A nhờ ống 1.12. Máy nén không khí 1.13 (được bố trí ở bên ngoài thiết bị xử lý nước thải 1) cung cấp khí nén cho máy bơm nước nước để bơm nước và bùn cặn từ cuối vùng V5 quay trở về buồng trộn A theo ống hồi lưu 1.12. Tại đây, nước sạch đã qua xử lý được trộn với nước thải đầu vào và pha loãng nước thải trước khi được xử lý. Nước sạch đã qua xử lý còn được cung cấp cho hệ thống phun nước sạch R để rửa sạch rác, phá vỡ màng vi sinh hình thành trên rác, ngăn cản không cho phát triển thành khối tích sinh học ở vùng V1. Máy nén không khí 1.13 cũng cung cấp không khí vào hệ khung đỡ 1.7 đến các giá thể vi sinh 1.6 để các vi sinh vật ở khoang 1.3 hoạt động (thông qua các van K5 và K6) cũng như sục rửa bùn cho các giá thể 1.6 ở khoang 1.2 (thông qua van K4).

Theo một phương án ưu tiên, các giá thể dạng tấm 1.6 để các vi sinh vật làm tổ có kết cấu để cho không khí đi xuyên qua nhờ các lỗ rỗng. Các tấm giá thể sinh học này là các tấm xốp có một mặt phẳng và một mặt có các răng 1.61, có các ô trống 1.62 để thoát khí dư và cho phép bùn sau khi được lắng, rơi xuống đáy thiết bị (Hình 2). Theo một phương án cụ thể, giá thể sinh học 1.6 có diện tích bề mặt khoảng 8000m2/m3, có độ thông thoáng khoảng 50%, cố định bởi hệ thống khung đỡ 1.7 và được khóa chặt vào thành thiết bị xử lý. Vật liệu làm giá thể dùng trong sáng chế này được làm bằng nhựa thường, các loại nhựa nhiệt, gốm, sứ, xi măng mác cao, v.v..

Thiết bị xử lý nước thải hoạt động như sau:

Nước thải được pha loãng bằng cách trộn lẫn với nước sạch tại buồng trộn A rồi đi vào khoang 1.2 tại vùng V1. Tại vùng V1, một số khoáng chất được tái tổ hợp nhờ các vi sinh tự dưỡng, trong khi đó các vi sinh dị dưỡng tiến hành sinh hủy chất hữu cơ, sau đó nước thải đi qua vùng giá thể sinh học V2. Tại vùng V2 này, chất thải và các vi sinh tự dưỡng bị các vi sinh dị dưỡng tiêu hủy gần như hoàn toàn. Lượng oxy trong nước được tiêu thụ rất mạnh, vì thế hàm lượng oxy giảm dần theo chiều sâu của bể. Quá trình tổ hợp cũng như sinh hủy của các vi sinh tự dưỡng giảm dần, trong khi đó quá trình phân hủy khoáng hóa các chất hữu cơ cũng tăng dần, nước tiếp tục đi xuống đáy thiết bị (vùng V3). Tại vùng V3, bùn được giữ lại, nước được dẫn sang khoang 1.3 thông qua ống đứng 1.8 và ống ngang 1.9. Khi lượng nước quá lớn, nước sẽ dâng lên và tràn qua ống tràn 1.10 sang khoang 1.3.

Nước thải sau khi qua khoang 1.2 vào khoang 1.3 di chuyển theo hướng từ trên xuống dưới trong khi không khí được cung cấp vào đi từ dưới lên trên. Nước thải mang theo dưỡng chất và được hòa trộn với CO2 trong không khí làm nguyên liệu cho vi sinh tự dưỡng tái tổ hợp thành hợp chất hữu cơ. Nguồn năng lượng cho quá trình tái tổ hợp do các vi sinh dị dưỡng sinh ra. Hầu hết vi sinh vật tự dưỡng cũng bị vi sinh dị dưỡng tiêu diệt gần như hoàn toàn, các vi sinh dị dưỡng cũng đồng thời tiêu diệt lẫn nhau tại vùng V4.

Nước thải sau khi được xử lý ở vùng V4 trở thành nước sạch và còn tồn tại một lượng rất ít vi sinh phù du trong nước. Các vi sinh này sẽ lắng xuống vùng V5 và tiếp tục bị tiêu hủy. Nước sạch cũng đi xuống vùng V5 rồi sau đó di chuyển theo ống đứng 1.14 và ống ngang 1.15, chảy qua van một chiều K2 đi sang buồng xả B, xả ra ngoài. Một phần nước sạch ở vùng V5 sẽ được hồi lưu trở lại buồng trộn A nhờ không khí nén từ máy nén không khí 1.13 qua ống hồi lưu 1.12. Tại buồng trộn A, nước sạch sẽ được trộn để pha loãng nước thải đầu vào trước khi xử lý. Nước sạch cũng được cung cấp cho hệ thống phun nước sạch R để rửa sạch rác, phá vỡ màng vi sinh hình thành trên rác, ngăn cản không cho phát triển thành khối tích sinh học ở vùng V1.

Các chất cặn bẩn sinh ra trong quá trình hoạt động của các vi sinh vật lắng xuống các vùng V3 và V5 sẽ được hút ra ngoài định kỳ qua các ống đứng 1.8 và 1.14 tương ứng.

Trong trường hợp bị sự cố do thiết bị xử lý bị hỏng hóc hoặc bị mất điện lâu dài, vi sinh vật sẽ không hoạt động được nếu vẫn cho nước thải vào thiết bị xử lý, khi đó chất thải trong nước sẽ bị tồn đọng sinh ra bùn hữu cơ rất nhiều ở khoang 1.2.

Khi đó, để bảo quản ổn định vi sinh vật trong các khoang 1.2 và 1.3, người vận hành dùng nước sạch (từ nguồn bên ngoài thay cho nước hồi lưu) bơm vào buồng trộn A, tắt các van dẫn không khí K5 và K6 và mở khóa K3 để cho nước thải chảy thẳng từ ống đứng 1.8 qua ống an toàn sinh học 1.11 vào buồng xả B ra ngoài. Nếu lượng nước sạch từ nguồn bên ngoài cung cấp vào buồng trộn A đủ theo yêu cầu và được duy trì trong suốt thời gian sự cố thì sẽ đảm bảo nước thải ở đầu ra của thiết bị vẫn đạt tiêu chuẩn xả thải. Khi lượng bùn và vi sinh ở vùng V2 chiếm khoảng 10-15% dung tích khoang 1.2, mở van khóa K4 cho không khí vào sục rửa giá thể sinh học 1.6 ở vùng V2 đồng thời hút bùn lắng ra ngoài qua ống đứng 1.8.

Trường hợp cần phải tích trữ nhiều nước sạch đã qua xử lý để dùng cho mục đích hồi lưu hoặc các mục đích khác, sáng chế đề xuất phương án thiết bị xử lý nước thải 1 có thể có thêm khoang thứ ba 1.5 để chứa nước sạch. Theo phương án này, thiết bị xử lý nước thải 1 có khoang 1.2 hoàn toàn giống với thiết bị đã được mô tả ở trên. Cấu tạo của khoang 1.3 cũng giống với thiết bị nêu trên, tuy nhiên hệ ống đứng 1.14, ống ngang 1.15 và buồng xả B được chuyển sang khoang 1.5, thay vào đó trong khoang 1.3 bố trí hệ ống đứng 1.8a, ống ngang 1.9a và ống tràn 1.10a giống với hệ ống đứng 1.8, ống ngang 1.9 và ống tràn 1.10 của khoang 1.2. Khoang 1.3 được ngăn cách với khoang 1.5 bởi vách ngăn 1.4a giống với vách ngăn 1.4 nêu trên (xem các Hình 1c và 1d).

Hoạt động của thiết bị xử lý nước thải 1 theo phương án này cũng tương tự như ở thiết bị đã được mô tả ở trên, chỉ khác ở chỗ, nước thải sau khi xử lý ở vùng V5 sẽ chảy sang khoang chứa 1.5 qua ống đứng 1.8a, ống ngang 1.9a để được tích trữ trong khoang chứa 1.5 này. Nước sạch tích trữ trong khoang 1.5 sẽ được hồi lưu trở về buồng trộn A để pha loãng nước thải đầu vào và để rửa rác, hoặc được xả ra qua buồng xả B ra môi trường hoặc dùng vào các mục đích khác.

Tùy theo điều kiện về diện tích mặt bằng khu vực bố trí thiết bị xử lý nước thải 1, trong trường hợp diện tích khu vực này hẹp, có thể thiết kế thiết bị xử lý nước thải 1 với chiều cao được kéo dài tương ứng với việc thu hẹp diện tích hình chiếu bằng của thiết bị được gọi là giếng sinh học như thể hiện trên Hình 8.

Như vậy, thiết bị xử lý nước thải theo khía cạnh thứ nhất của sáng chế có khả năng xử lý triệt để các chất thải có trong nước thải mà không phát sinh bùn hữu cơ, mùi khó chịu, không cần đến quá trình khử khuẩn, thiết bị lại đơn giản, dễ vận hành, dễ sản xuất và tiêu tốn ít điện năng.

Tùy theo yêu cầu về công suất cho từng trạm xử lý nước thải, có thể tiến hành lắp ghép song song nhiều thiết bị xử lý nước thải 1 với nhau tạo thành trạm xử lý nước thải có công suất theo ý muốn. Hình 3 thể hiện trạm xử lý nước thải được lắp ghép từ 6 thiết bị xử lý nước thải 1 dạng mô – đun.

Theo khía cạnh thứ hai, sáng chế đề xuất hệ thống thu gom và xử lý nước thải kết hợp thoát nước mưa dùng cho các toà nhà cao tầng, có khả năng xử lý các chất thải sinh huỷ có trong nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, chế biến, chăn nuôi, v.v.. Theo một phương án ưu tiên, hệ thống này có cấu tạo bao gồm:

- Ít nhất một thiết bị xử lý nước thải 1 như đã được mô tả ở trên mà hoạt động dựa trên quá trình Sinh huỷ - Tái tổ hợp – Sinh huỷ, trong đó chỉ sử dụng vi sinh tự dưỡng và vi sinh dị dưỡng để tiêu huỷ hoàn toàn các chất thải hữu cơ có trong nước thải;

- Hệ thống đường ống thu gom và dẫn nước thải, nước mưa trong nhà bao gồm trục ống chính thẳng đứng, các ống nhánh hầu như nằm ngang; và

- Hệ thống dẫn nước thải và kết hợp thoát nước mưa ngoài nhà bao gồm trục ống nằm ngang 3 được kết nối hệ thống đường ống thu gom và dẫn nước thải nước mưa trong tòa nhà với ít nhất một thiết bị xử lý nước thải 1 nêu trên.  

Trong đó:

- Thiết bị xử lý nước thải 1 có thể là một thiết bị duy nhất hoặc nhiều thiết bị được kết nối song song với số lượng tùy thuộc vào công suất xử lý. Các thiết bị xử lý nước thải 1 có thể là loại thiết bị chỉ có hai khoang 1.2 và 1.3 (các Hình 1a và 1b), hoặc loại có ba khoang 1.2, 1.3 và 1.5 (các Hình 1c và 1d), hoặc là loại thiết bị dạng giếng sinh học (Hình 8) tùy thuộc vào điều kiện về địa điểm lắp đặt và điều kiện vận hành. Hình 3 thể hiện một phương án trong đó 6 thiết bị xử lý nước thải 1 được kết nối song song với nhau.

- Hệ thống thu gom, truyền dẫn nước thải và nước mưa trong nhà gồm có: Trục ống chính thẳng đứng 2 được bố trí dọc theo chiều cao của toà nhà để thu gom nước thải từ các ống nhánh 2.1 xả ra từ các căn hộ và các ống nhánh 2.2 để thu gom nước mưa từ các tầng hoặc mái nhà. Các ống nhánh 2.1 và 2.2 hầu như nằm ngang này dẫn nước thải và nước mưa đến trục ống chính thẳng đứng 2 và được đấu nối với trục ống chính 2 này bằng các ống nối 2.3 có dạng hình chữ T nằm ngang. Tại điểm đấu nối, ống thoát nước trục nhánh có chiều hướng cong xuống theo chiều ống trục đứng để chuyển hướng dòng nước. Khi dòng nước từ các ống nhánh đi vào trục ống chính 2, chúng sẽ rơi tự do làm tăng áp suất khí trong ống so với áp suất khí bên ngoài ống. Do đầu trên cùng của trục ống chính 2 hở nên áp suất tại điểm đầu này bằng áp suất của không khí, giúp không khí trong ống chuyển động ngược lên và thoát ra ngoài theo miệng hở này. Trục ống chính 2 này được tạo thành bằng cách kết nối các đoạn ống có đường kính tăng dần từ trên xuống dưới. Trong trường hợp tòa nhà có độ cao lớn, để tiêu hủy động năng của nước thải khi rơi trong ống đứng từ những tầng cao xuống theo trục ống chính, sáng chế đề xuất bố trí hộp tiêu năng 4 trên trục ống chính, ở vị trí thuộc một trong các tầng dưới cùng của tòa nhà hoặc sau những khoảng chiều cao nhất định. Cụ thể, hộp tiêu năng 4 (Hình 5a và 5b) được lắp đặt vào trục ống chính 2 ở độ cao thích hợp của toà nhà và tại các vị trí phía trên góc chuyển hướng từ đường trục đứng sang đường nằm ngang. Hộp này có cấu tạo bao gồm một buồng rỗng 4.1 và bên trong buồng rỗng 4.1 này có vực nước 4.2 cố định để tiêu hủy động năng của dòng nước rơi tự do từ trên xuống. Hộp có đầu nối 4.3 ở phía trên cho nước rơi vào và đầu nối 4.4 ở phía dưới cùng cho nước chảy ra, cả hai đầu nối này có hình dạng phù hợp để đấu nối với trục ống chính 2. Hộp tiêu năng 4 còn có cửa thăm 4.5 có nắp làm bằng vật liệu trong suốt để quan sát được bên trong. Hộp tiêu năng 4 được gắn chặt vào cột hoặc vào tường bằng các bu lông, vít hãm theo các cách thông thường. Khi nước thải rơi đến hộp tiêu năng 4, rác nhỏ sẽ tiếp tục di chuyển theo dòng nước và tham gia vào chu trình rơi tự do tiếp theo, rác thải lớn sẽ được giữ lại tại hộp tiêu năng. Quan sát qua cửa thăm 4.5 theo định kỳ, người vận hành mở cửa và lấy rác ra bên ngoài.

- Theo Hình 4, hệ thống dẫn nước thải và kết hợp thoát nước mưa ngoài nhà bao gồm: trục ống nằm ngang 3 được kết nối hệ thống đường ống thu gom và dẫn nước thải nước, mưa trong tòa nhà với ít nhất một thiết bị xử lý nước thải 1 nêu trên.

Trường hợp vị trí bố trí thiết bị xử lý nước thải 1 nằm cách xa tòa nhà, sáng chế đề xuất bố trí thiết bị tích năng 5 (Hình 6a và 6b) trên trục ống nằm ngang 3 để tích trữ thế năng của nước thải nhằm kích thích dòng chảy của nước thải trong phần ống phía sau thiết bị. Thiết bị tích năng này có cấu trúc gồm một hộp chứa nước 5.1 hình hộp chữ nhật, hộp 5.1 này được chia thành hai khoang 5.2 và 5.3 và vách ngăn 5.4 giữa hai khoang, vách ngăn 5.4 này trượt được trên khe trượt 5.5 được tạo ra ở hai bên thành hộp 5.1 để điều chỉnh lượng nước chảy qua cửa tràn 5.6 và lượng nước chảy qua cửa thoát 5.7, đáy của hộp 5.1 được nối thông với ống nằm ngang 5.8, ống nằm ngang 5.8 có một đầu dẫn nước vào 5.9 và đầu dẫn nước ra 5.10. Đầu trên của hộp 5.1 được gắn một lưới lọc rác L, lưới này có tác dụng ngăn giữ rác lại để người vận hành sẽ thu lại theo định kỳ. Hộp tích năng có thể có một đầu đấu nối nước thải vào 5.9 hoặc có thêm các đầu đấu nối 5.12 và 5.13 để đấu nối thêm các nguồn thải khác vào hệ thu gom. Bên cạnh hộp 5.1 có một lỗ thông 5.11 được tạo ra để nối thông với máy bơm nước 9 (Hình 4) bơm nước sạch đã được xử lý từ thiết bị xử lý nước thải 1 vào hộp 5.1 để phun rửa sạch rác và đồng thời cấp nước sạch để hòa trộn với nước thải.

Nguyên tắc hoạt động của thiết bị tích năng 5 như sau: Khi lượng nước thải nhiều, một phần nước được giữ lại hộp 5.1 và dâng lên cao tạo ra thế năng trong thiết bị tích năng, thế năng này được chuyển hóa thành động năng để duy trì động năng của dòng chảy khi lượng nước thải ít. Khi lượng nước trong hộp 5.1 vượt quá mức cho phép, nước sẽ tràn từ ngăn 5.2 sang ngăn 5.3 qua cửa tràn 5.6 để thoát ra khỏi hộp 5.1 nhằm tránh nước tràn qua nắp thăm ra ngoài môi trường. Vách ngăn 5.4 trượt dọc trên khe 5.5 để điều chỉnh dòng nước chảy ra khỏi thiết bị tích năng theo ý muốn và tích lũy nước vào hộp 5.1 khi cao điểm xả thải. Khi cửa thoát 5.7 bị tắc do rác, nước sẽ đầy lên rất nhanh và tràn qua cửa 5.6. Rác thải có kích thước lớn được giữ lại bởi lưới L và được thu gom định kỳ để tiêu hủy.

Theo một phương án khác nữa, hệ thống có thể bao gồm kênh sinh học 6 (Hình 4, Hình 7a và 7b) là kênh hở có nắp dạng lưới lọc rác và để thu nước mưa, phần không gian kênh dành cho thoát nước mưa 6.1, phần không gian dành cho xử lý 6.2 được bố trí các giá thể sinh học 1.6.

Theo một phương án khác nữa, hệ thống thu gom, xử lý nước thải kết hợp thoát nước mưa theo sáng chế còn bao gồm thiết bị chứa 7 được bố trí ở phía trước cửa tiếp nhận nước thải của các thiết bị xử lý nước thải 1. Thiết bị 7 có tác dụng phân phối nước thải theo ý muốn vào các thiết bị xử lý nước thải.

Máy bơm nước 9 được bố trí để dẫn nước sạch đã qua xử lý đến đầu nguồn thải, cung cấp cho hệ thu gom thông qua thiết bị tích năng 5 để rửa rác và pha loãng nước thải trước khi xử lý.

 

 


THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN JOKASO VIỆT NAM

Trụ sở chính: Số 11 LK2 Tiểu khu đô thị Vạn Phúc, Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Nơi sản xuất: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thành phố Hà Nội

Hotline: 0923 933 944
Email: info@jokaso.com.vn
Website: https://jokaso.com.vn

  • Đánh giá của bạn

Sản phẩm liên quan

Đã thêm vào giỏ hàng