Tình trạng thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị lớn _ Jokaso

Hiện nay tình trạng ngập úng vào mùa mưa và ô nhiễm nước thải chưa được giải quyết triệt để. Tại một số đô thị lớn, thoát nước và xử lý nước thải không triệt để gây ô nhiễm trầm trọng. Thực hư vấn đề này như thế nào? Đâu là nguyên nhân gây khó khăn trong việc xử lý nước thải? 
 

Tình trạng thoát nước mưa tại đô thị lớn đang là vấn đề nan giải

Mùa mưa đến là lúc dân cư tại các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM,…phải chịu tình trạng ngập úng. Nhiều tuyến đường bị ngập nghiêm trọng, gây tắc nghẽn giao thông và rất bất tiện cho dân cư xung quanh. 

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ hai lý do chính:

- Thứ nhất là điều kiện tự nhiên: thuỷ triều dâng cao, địa hình thấp, mưa lớn kéo dài,....

- Thứ hai là khả năng  thoát nước của hệ thống tiêu thoát nước công cộng. Trên nhiều tuyến đường, hệ thống hố ga bị người dân đậy nhằm chống hôi, do khi thiết kế không có xi phông chứa nước cản mùi hôi hoặc có nhưng vào mùa khô, cạn nước nên mất tác dụng và hệ thống cống dọc bị bồi lấp làm giảm tiết diện, cống không thu và thoát kịp gây ngập nước mặt đường khi mưa lớn. 

Mùa mưa đến là lúc dân cư tại các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM,…phải chịu tình trạng ngập úng

Mùa mưa đến là lúc dân cư tại các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM,…phải chịu tình trạng ngập úng

Khi tình trạng ngập úng vào mùa mưa càng nghiêm trọng thì đến mùa khô, môi trường càng bị ô nhiễm do mùi hôi, rác thải còn sót lại. Đa số cống thoát nước đều chứa nước mưa và nước thải sinh hoạt chung nên phát tán mùi hôi là điều không thể tránh khỏi. 

Mặc dù đã có nhiều phương án nhưng cho đến nay, vấn đề thoát nước và xử lý nước thải tại đô thị vẫn chưa thể cải thiện nhiều. Để khắc phục, cần phải nghiên cứu, đầu tư công trình thoát nước hiệu quả. Ngoài ra phải xây dựng hệ thống cống thoát nước thải riêng, xử lý nước thải đúng cách để ngăn chặn mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường. 

Tình trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại đô thị chưa được quan tâm

Thoát nước và xử lý nước thải là vấn đề lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mực.  Theo khảo sát của Viện Nước tưới tiêu và Môi trường ở một số địa phương, chỉ có khoảng 18% mạch nước ngầm có thể sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nhưng lượng xitrat, mangan, sắt, chì,…trong nước đều vượt các ngưỡng tiêu chuẩn. Điều này cho chúng ta thấy nguồn nước sạch đang bị đe dọa trầm trọng. 

Và lý do lớn của vấn đề ô nhiễm chính là nước thải chưa qua xử lý. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ:

- Về công tác quản lý, đã có rất nhiều quy định, văn bản ban hành nhằm đề xuất phương án thoát nước và xử lý nước thải trong các khu dân cư. Nhưng đầu tư cơ sở hạ tầng còn chưa đồng đều, thiếu kinh phí xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nhiều khu vực vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng công suất không đáp ứng đủ nhu cầu. 

- Cùng với đó là quá trình đô thị hóa tăng nhanh làm tăng hệ số mặt phủ, hạn chế khả năng thấm tự nhiên của nước mưa gây ngập úng. Lượng nước thải tăng nhưng không được xử lý phù hợp dẫn đến mức độ ô nhiễm tăng dần.

- Bên cạnh đó là một bộ phận người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của biện pháp thoát nước và xử lý nước thải. Hệ thống xử lý nước thải phức tạp, chi phí lớn cũng là trở ngại khi muốn đầu tư xây dựng.

Tình trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại đô thị chưa được quan tâm

Tình trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại đô thị chưa được quan tâm

Hậu quả của tình trạng ô nhiễm do nước thải là môi trường sống, nguồn nước sạch bị ảnh hưởng rất nhiều. Không chỉ vậy, ô nhiễm nước thải còn tác động đến cảnh quan, cây trồng, thuỷ sản,…Đây cũng là một nguyên nhân gây bệnh da liễu, ung thư, bệnh phụ khoa và các căn bệnh nguy hiểm khác vì vi khuẩn ẩn chứa trong nước bẩn. 

Trước thực trạng hiện nay, để giảm thiểu ô nhiễm, chúng ta cần tìm được biện pháp thoát nước và xử lý nước thải tối ưu. Bảo vệ môi trường đồng thời tích cực bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 
 


Tin tức liên quan

So sánh công nghệ xử lý nước thải cũ và mới
So sánh công nghệ xử lý nước thải cũ và mới

797 Lượt xem

Hệ thống xử lý nước thải cồng kềnh nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu xử lý và tái tạo nguồn nước. Công nghệ sinh học xử lý nước thải đã ra đời với hy vọng sẽ khắc phục được nhược điểm này. Cùng so sánh hai công nghệ cũ và mới để tìm được giải pháp hiệu quả hơn. 
 

Lợi ích khi xử lý nước thải tại nguồn, có thể bạn chưa biết
Lợi ích khi xử lý nước thải tại nguồn, có thể bạn chưa biết

636 Lượt xem

Nước thải là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Đã đến lúc cần có một phương án xử lý nước thải tối ưu để giảm thiểu ô nhiễm. Công nghệ xử lý nước thải tại nguồn đang làm rất tốt nhiệm vụ trên và mang lại nhiều lợi ích đáng kể.
 

QCVN 14:2025/BTNMT Mới Nhất Về Xả Thải Sinh Hoạt: Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Tuân Thủ
QCVN 14:2025/BTNMT Mới Nhất Về Xả Thải Sinh Hoạt: Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Tuân Thủ

35 Lượt xem

 

QCVN 14:2025/BTNMT là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị, khu dân cư tập trung, do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường biên soạn và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Quy chuẩn này thay thế QCVN 14:2008/BTNMT nhằm cập nhật các quy định về giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải khi xả ra nguồn tiếp nhận.

BẰNG SÁNG CHẾ ĐỘC QUYỀN HỐ GA THOÁT NƯỚC KHÔNG LẮNG CẶN
BẰNG SÁNG CHẾ ĐỘC QUYỀN HỐ GA THOÁT NƯỚC KHÔNG LẮNG CẶN

1948 Lượt xem

Sáng chế thuộc lĩnh vực công nghệ môi trường. Cụ thể, sáng chế đề cập đến hố ga thoát nước không lắng cặn dùng cho các hệ thống thoát nước thải cho các tòa nhà cao tầng lợi dụng động năng dự trữ mà không cần tạo độ dốc, không gây tắc, không lắng đọng, thông thoáng, không phát sinh mùi, không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh và dễ kiểm tra, vận hành.

Nhà sáng chế Trương Văn Đàn, vì môi trường xanh hơn
Nhà sáng chế Trương Văn Đàn, vì môi trường xanh hơn

766 Lượt xem

Vấn đề ô nhiễm do thoát nước và xử lý nước thải kém hiệu quả là một bài toán lớn. Kỹ sư Trương Văn Đàn đã dành nhiều năm nghiên cứu để tìm giải pháp tối ưu nhất. Và ông chính là một trong những người đầu tiên mang công nghệ áp dụng vào kỹ thuật môi trường. 
 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

1907 Lượt xem

Lời nói đầu

QCVN 14-MT:2015/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt biên soạn, sửa đổi QCVN 14:2008/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số  /2015/TT-BTNMT  ngày  tháng  năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

BẰNG SÁNG CHẾ THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI JOKASO
BẰNG SÁNG CHẾ THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI JOKASO

1793 Lượt xem

Sáng chế thuộc lĩnh vực công nghệ môi trường. Cụ thể, sáng chế đề cập đến thiết bị xử lý nước thải có khả năng xử lý một cách triệt để các loại nước thải bị nhiễm các chất thải hữu cơ như các loại nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải từ các khu trại chăn nuôi, các khu giết mổ gia súc, gia cầm hoặc từ các nhà máy chế biến thực phẩm, hay tương tự.

Mô tả cách thức vận hành thiết bị xử lý nước thải Jokaso
Mô tả cách thức vận hành thiết bị xử lý nước thải Jokaso

850 Lượt xem

Bằng phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học vào môi trường, Công ty Jokaso Việt Nam đã sản xuất nhiều thiết bị hữu ích, trong đó phải kể đến Jokaso. Jokaso có thể xử lý các nguồn thải có khả năng sinh hủy như: Nước thải y tế, sinh hoạt; nước thải từ nhà máy chế biến, nước thải chăn nuôi,…
 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng